[tintuc]Nước mắm là thực phẩm quen thuộc trong hầu hết các bữa ăn của người Việt. Vậy, tiểu đường có ăn được nước mắm không ? Tiêu thụ nước mắm như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường? Tất cả sẽ được Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng giải đáp trong bài viết sau đây.
Tiểu đường có ăn được nước mắm không? Ăn nhiều có sao không?Tiểu đường có ăn được nước mắm không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Nước mắm là loại nước cốt màu nâu vàng trong suốt, dậy mùi đặc trưng. Để sản xuất được nước mắm đạt chuẩn chất lượng, người ta sẽ ướp muối các loại cá biển tươi (cá cơm, cá nục, cá thu…) với tỷ lệ nhất định và lên men tự nhiên bằng cách ủ trong khoảng thời gian dài. Đây là loại thực phẩm giàu đạm, có thể dùng để chế biến hoặc chấm món ăn.

Chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của nước mắm

Để làm rõ vấn đề tiểu đường có ăn được nước mắm không , người bệnh cần tìm hiểu chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của thực phẩm này. Điều này có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường, bởi vì:
  • Chỉ số đường huyết (chỉ số GI): Dựa vào chỉ số GI, người bệnh tiểu đường có thể đánh giá được tốc độ làm tăng mức đường huyết của một loại thực phẩm sau khi được tiêu thụ, cụ thể như sau:
    • Đường huyết tăng chậm khi chỉ số GI từ 0 đến 55;
    • Đường huyết tăng vừa phải khi chỉ số GI từ 56 đến 69;
    • Đường huyết tăng nhanh khi chỉ số GI từ 70 trở lên.
  • Tải lượng đường huyết (chỉ số GL): Dựa vào chỉ số GL, người bệnh tiểu đường có thể đánh giá được mức độ làm tăng đường huyết sau 2 giờ tiêu thụ 100g thực phẩm bất kỳ. Cụ thể:
    • Đường huyết tăng ít khi chỉ số GL từ 0 đến 10;
    • Đường huyết tăng vừa phải khi chỉ số GL từ 11 đến 19;
    • Đường huyết tăng cao khi chỉ số GL từ 20 trở lên.
Trên thực tế, nước mắm có chỉ số đường huyết (GI) lẫn tải lượng đường (GL) đều ở mức thấp (gần như bằng 0). Điều này cho thấy, việc tiêu thụ nước mắm không gây ảnh hưởng đến mức đường huyết. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được nước mắm không ?
Chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của nước mắmNước mắm có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết đều bằng không

Tiểu đường có ăn được nước mắm không?

Người bệnh tiểu đường ĐƯỢC ĂN nước mắm , miễn là tiêu thụ với lượng vừa phải. Nguyên nhân là vì nước mắm có chỉ số đường huyết và tải lượng đường đều bằng KHÔNG. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ nước mắm không có nguy cơ khiến cho đường huyết tăng cao hay tăng một cách đột ngột. Lưu ý: Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ nước mắm với khối lượng phù hợp để hạn chế nguy cơ dư thừa muối, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Người bệnh tiểu đường ăn nhiều nước mắm có sao không?

Người bệnh tiểu đường ăn nhiều nước mắm KHÔNG AN TOÀN cho sức khỏe. Bởi vì nước mắm chứa nhiều muối natri.Hấp thụ natri quá mức có thể gây tăng huyết áp, từ đó thúc đẩy các biến chứng liên quan đến tim mạch khởi phát ở người bệnh tiểu đường, bao gồm xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ.Điều này đặc biệt quan trọng khi bệnh tim mạch là một trong những biến chứng phổ biến hàng đầu, có thể ảnh hưởng đến32.2%người bệnh đái tháo đường tuýp 2.Do đó, thay vì tiêu thụ nước mắm quá mức, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ loại nước chấm này một cách thận trọng, có giới hạn.

Một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn nước mắm

Song song với việc tìm hiểu tiểu đường có ăn được nước mắm không , vấn đề tiêu thụ loại thực phẩm này sao cho đúng cách sẽ góp phần giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe tối ưu. Sau đây là một số lưu ý về cách ăn tiêu thụ hạt điều tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường:
  • Kiểm soát khối lượng tiêu thụ:
    • Theokhuyến nghịtừ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mỗi người nên giới hạn khối lượng tiêu thụ muối ở dưới mức 5g / ngày.
    • Trong khi đó, 4 muỗng cà phê nước mắm (khoảng 14.7 ml) đã cung cấp khoảng50 - 60%lượng muối được khuyến nghị nêu trên.
    • Vì vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ dưới 2 muỗng cà phê nước mắm / ngày (tương đương khoảng 8 ml) để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Tạo thói quen đọc thành phần sản phẩm:
    • Trên thị trường cung cấp nhiều loại nước mắm chế biến công nghiệp chứa nhiều đường, chất bảo quản, chất điều vị, chất tạo mùi / tạo màu.
    • Thường xuyên tiêu thụ các loại nước mắm công nghiệp này có thể làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng tiểu đường do dung nạp quá mức đường và các chất có hại cho sức khỏe.
    • Vì vậy, để tránh chọn mua nước mắm chứa nhiều các chất kể trên, người bệnh tiểu đường nên đọc thành phần sản phẩm trước khi chọn mua.
  • Chế biến đúng cách: Để làm giảm độ mặn của nước mắm, người bệnh tiểu đường có thể thêm nước lọc thay vì thêm đường. Điều này sẽ góp phần hạn chế nguy cơ dung nạp natri quá mức, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Kết hợp với thực phẩm giàu protein, chất xơ:
    • Bổ sung chất xơ và protein sẽ góp phần kiểm soát mức đường huyết thông qua cơ chế làm chậm quá trình chuyển hóa đường ở ruột.
    • Do đó, thay vì kết hợp với thực phẩm giàu carbohydrate (như cơm trắng, bánh mì…), người bệnh tiểu đường nên ăn nước mắm cùng với các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein (như rau xanh, thịt gia cầm bỏ da, đậu phụ…).
Tuân thủ những điều cần lưu ý trên đây sẽ giúp người bệnh có thể an tâm tiêu thụ nước mắm mà không cần quá lo lắng về việc tiểu đường có ăn được nước mắm không .
Một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn nước mắmNgười bệnh tiểu đường nên chỉ nên ăn nước mắm với lượng vừa đủ

Những loại thực phẩm có thể thay thế nước mắm cho người bị tiểu đường

Tiểu đường có ăn được nước mắm không ? Câu trả lời là “được” nhưng nên ăn với lượng vừa phải. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể luân phiên thay thế nước mắm bằng các loại thực phẩm sau đây:

1. Nước tương

Nước tương là loại nước chấm quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt. Nước tương được sản xuất từ đậu nành lên men tự nhiên 100%, an toàn với sức khỏe của người dùng.Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa isoflavones, tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành lên men như nước tương có thể góp phầncải thiệntình trạng kháng insulin, từ đó góp phần làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

2. Nước mắm chay

Nước mắm chay có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật. Do đó, chúng không chứa chất béo bão hòa, tốt cho sức khỏe tim mạch của người bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, nước mắm chay có thể sở hữu hàm lượng muối natri cao, tiềm ẩn nguy cơ gây tăng huyết áp khi tiêu thụ quá mức. Vì vậy, việc tiêu thụ nước mắm chay cũng cần được kiểm soát để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Tamari (nước tương Nhật)

Tamari là loại nước tương có nguồn gốc từ Nhật Bản, được sản xuất từ việc lên men miso (hỗn hợp tương làm từ đậu nành, muối và gạo) trong một khoảng thời gian dài.Theonghiên cứu, sự hiện diện của hợp chất isoflavone trong tương miso có thể ức chế sự tích tụ mỡ ở nội tạng và hỗ trợ cải thiện hiệu quả kiểm soát đường huyết ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.Vì vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là nữ giới, có thể cân nhắc sử dụng nước tương tamari để ăn luân phiên hoặc thay thế cho nước mắm.
Tamari (nước tương Nhật) thay thế nước mắm cho người bị tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường có thể ăn nước tương nhật thay cho nước mắm

4. Nước tương dừa

Nước tương dừa được làm từ mật hoa dừa lên men tự nhiên. Mật hoa dừa là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đồng thời chứa đến17 chất chống oxy hóakhác nhau, giúp kháng viêm và hỗ trợ dự phòng các biến chứng liên quan đến tình trạng viêm nhiễm quá mức xảy ra ở người bệnh tiểu đường (viêm xương khớp, viêm thần kinh ngoại biên gây lở loét chi dưới,…).

5. Các loại thảo mộc, chanh hoặc giấm táo

Việc sử dụng các loại thảo mộc, chanh hoặc giấm táo không chỉ giúp cải thiện hương vị món ăn, mà còn có thể đem đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho người bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau:
  • Các loại thảo mộc: Một số loại thảo mộc như gừng, quế, cam thảo… không chỉ giúp gia tăng mùi hương cho món ăn mà còn hỗ trợ nâng cao khả năng kháng viêm của cơ thể. Qua đó, góp phần tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
  • Chanh: Chanh là thực phẩm giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa đượcchứng minhcó khả năng làm giảm mức độ tăng đường huyết sau bữa ăn cũng như trong suốt ngày dài, tốt cho người bệnh tiểu đường.
  • Giấm táo: Ngoài việc sở hữu hương vị chua dịu thơm ngon, giấm táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenols. Nhờ đó, tiêu thụ giấm táo cũng đượcchứng minhcó tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cải thiện thành phần lipid máu ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
giấm táo thay thế nước mắm cho người bị tiểu đườngGiấm táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
  • Tiểu đường có ăn được mắm tôm không? Ăn nhiều được không?
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc tiểu đường có ăn được nước mắm không cùng các vấn đề liên quan. Nhìn chung, việc tiêu thụ nước mắm không có nguy cơ gây tăng đường huyết. Tuy vậy, để bảo vệ sức khỏe tim mạch, người bệnh tiểu đường cần giới hạn khối lượng tiêu thụ.Trên hành trình xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và khoa học, người bệnh tiểu đường rất cần tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng. Vì thế, nếu như còn nhiều lo ngại về việc tiểu đường có ăn được nước mắm không , người bệnh có thể liên hệ đến Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua số hotline https://m.me/fit.vn.je để được giải đáp chi tiết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn