[tintuc]Nhiều người bệnh đái tháo đường đều có chung một thắc mắc người tiểu đường có ăn được thịt lợn không ?. Bởi lẽ, đây là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Vậy, người bệnh tiểu đường có ăn được thịt heo không? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Tiểu đường có ăn được thịt lợn không và những lưu ý khi ănNgười bệnh tiểu đường có ăn được thịt lợn không?
Đối với người tiểu đường, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị, hỗ trợ duy trì sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh lý.Song, điều này cũng đòi hỏi người bệnh phải cân nhắc và tìm hiểu tường tận tất cả các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Việc trả lời câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được thịt lợn không ? cũng là một phần trong quá trình nêu trên.

Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết thịt lợn

Để trả lời câu hỏitiểu đường ăn thịt heo được không?, bạn cần nắm rõ những thông tin về giá trị dinh dưỡng cũng như chỉ số đường huyết của thực phẩm này.Trước hết, thịt lợn được coi là một nguồn protein dồi dào với hàm lượng protein trung bình trên 100g thịt là khoảng 17g (chiếm 34% nhu cầu hàng ngày).Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa nhiều chất béo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B, selen, kẽm, phốt pho,… Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng chi tiết của thịt lợn, giúp bạn có cái nhìn khái quát về loại thịt này:
Nạc thăn

(100g)

Ba chỉ

(100g)

Năng lượng 174 kcal518 kcal
Protein (chất đạm) 21.1g9.3g
Chất béo 5.7g

(bao gồm 2g chất béo bão hoà và 3.17g chất béo không bão hoà)

53g

(bao gồm 19g chất béo bão hoà và 30.35g chất béo không bão hoà)

Vitamin
B1 (Thiamin) 0.989 mg0.396 mg
B2 (Riboflavin) 0.267 mg0.242 mg
B3 (Niacin) 4.915 mg4.647 mg
B5 0.781 mg0.256 mg
B6 0.527 mg0.13 mg
B12 0.63 mcg0.84 mcg
Khoáng chất
Canxi 17 mg5mg
Đồng 0.06 mg0.05 mg
Sắt 0.84 mg0.52 mg
Magiê 23 mg4mg
Mangan 0.012 mg0.006 mg
Phốt - pho 211 mg108 mg
Kali 389 mg185 mg
Selen 36.1 mcg8 mcg
Natri 52 mg32 mg
Kẽm 1.84 mg1.02 mg
Về các chỉ số đường huyết, vì thịt lợn gần như không chứa chất đường bột trong thành phần dinh dưỡng, nên chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của loại thịt này gần như bằng 0. Nói cách khác, tiêu thụ thịt lợn ít có khả làm tăng đường huyết sau khi tiêu thụ. Đây sẽ là cơ sở quan trọng, giúp bạn đưa ra quyết định người tiểu đường có ăn được thịt lợn không ?.

Tiểu đường có ăn được thịt lợn không?

Người tiểu đường CÓ THỂ ăn thịt lợn. Bởi lẽ, loại thịt này không những có ít rủi ro làm tăng đường huyết, mà lại còn giàu protein - dưỡng chất tạo cảm giác no lâu và làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh tiểu đường được ăn thịt lợn một cách vô tội vạ. Các chuyên gia cho biết, người bệnh tiểu đường nên giới hạn khẩu phần thịt lợn tiêu thụ hàng ngày, chỉ nên ăn vừa đủ và ưu tiên ăn phần thịt nạc, ít mỡ để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tiểu đường có ăn được thịt lợn không?Người bệnh tiểu đường được ăn thịt lợn nhưng không nên tiêu thụ quá mức

Tiểu đường ăn nhiều thịt lợn có tốt không?

Thịt lợn nếu ăn quá nhiều có thể đem đến nhiều TÁC HẠI cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của việc tiêu thụ thịt lợn thiếu điều độ mà bạn cần lưu ý:
  • Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Thịt lợn, đặc biệt là các phần thịt mỡ, sở hữu hàm lượng calo và chất béo ở mức cao. Nếu tiêu thụ vượt quá mức cho phép, người bệnh tiểu đường có thể phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể và tình hình bệnh lý;
  • Tăng tỷ lệ mắc các biến chứng nguy hiểm: Cholesterol và chất béo bão hòa trong thịt lợn có thể làm tăng lipid máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng tim mạch (xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…) và suy giảm chức năng gan, thận,…
Tuy nhiên, về mặt bản chất, thịt lợn không phải là loại thực phẩm xấu. Nếu được tiêu thụ điều độ và lành mạnh, loại thịt này có thể đem lại nhiều lợi ích như:
  • Hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu: Thịt lợn rất giàu protein, đặc biệt là protein chất lượng cao với đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh tác dụng hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể, protein còn đượcchứng minhlà có khả năng giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu sau mỗi bữa ăn, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao bất thường;
  • Ngừa thiếu hụt vi chất:
    • Người bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ phải đối mắt với tình trạng thiếu hụt vitamin nhóm B, dẫn đến các biến chứng như bệnh tim và các vấn đề về thận.
    • Mặt khác, hàm lượng vitamin B trong thịt lợn thường ở mức cao. Vì vậy, bổ sung điều độ loại thịt này có thể giúp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe, duy trì thể trạng khỏe mạnh.
Như vậy, mặc dù lời giải đáp cho câu hỏi người bệnhtiểu đường ăn thịt heo được khônglà được, bạn cũng cần kiểm soát hàm lượng tiêu thụ để phát huy tối đa các lợi ích cũng như giảm thiểu những tác hại mà thực phẩm này đem lại.
Tiểu đường ăn nhiều thịt lợn có tốt không?Tiêu thụ thịt lợn quá mức có thể làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu thịt heo?

Trên thực tế, không có giới hạn cố định nào dành riêng cho việc tiêu thụ thịt heo ở người bệnh tiểu đường. Nhìn chung, lượng thịt mà mỗi người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ mỗi ngày thay đổi tùy theo các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như tuổi tác, kích thước cơ thể, mức độ bệnh lý cũng như tần suất và cường độ hoạt động thể chất.Theonghiên cứu, nhu cầu về lượng đạm ở người bệnh tiểu đường nên nằm trong khoảng từ 1 - 2g / kg cân nặng / ngày (hoặc 15 - 20% tổng năng lượng). Nếu có biến chứng suy thận, bạn nên giới hạn xuống mức0.8 - 1gprotein / kg cân nặng / ngày.Điều này tương đương với việc người bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ quá 172 - 230g thịt nạc lợn / ngày , và cũng không nên tiêu thụ quá400 - 500gthịt lợn / tuần.Nguyên nhân là bởi tiêu thụ thịt lợn quá mức đã được nhiềunghiên cứucông nhận là yếu tố rủi ro có thể góp phần làm tăng nguy cơ khởi phát một số loại ung thư, điển hình như ung thư đại trực tràng.Trên thực tế, việc tự tính toán và cân bằng hàm lượng thịt lợn cũng như các thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng sẽ tương đối phức tạp đối với người bệnh. Do đó, để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi tiểu đường có ăn được thịt lợn không ? và nên ăn bao nhiêu?, tốt hơn là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu thịt heo?Giới hạn khẩu phần thịt lợn là điều quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

Cách ăn thịt lợn tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Mặc dù câu trả lời là có, người bệnh tiểu đường có ăn được thịt lợn không đôi khi còn phụ thuộc vào cách lựa chọn và chế biến loại thực phẩm này. Dưới đây là một số lựa ý bạn cần ghi nhớ trước khi bổ sung thịt lợn vào thực đơn cho người tiểu đường:
  • Kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh: Thịt lợn là nguồn protein dồi dào nhưng thiếu chất xơ và chất béo lành mạnh. Vì vậy, khi tiêu thụ thịt lợn, người bệnh tiểu đường cần kết hợp với rau, củ, quả, cá biển và các loại dầu thực vật, để vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, vừa kiểm soát lượng đường và lipid trong máu;
  • Lựa chọn thịt tươi, ít mỡ: Người bệnh nên ưu tiên các phần thịt lợn nạc, không da như thịt lợn thăn, sườn thăn lợn, sấn mông,…, đồng thời tránh các phần thịt mỡ như ba chỉ. Ngoài ra, khi mua về nên chế biến ngay để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng và độ tươi ngon của thịt;
  • Tránh các thực phẩm chế biến sẵn từ thịt lợn: Xúc xích, lạp xưởng, pate thịt heo, các loại chả, thịt nguội, bacon,… đều chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, gia vị, chất phụ gia và chất bảo quản. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa những thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa;
  • Hạn chế sử dụng dầu mỡ trong chế biến: Luộc, hấp, nấu canh,… sẽ là những cách chế biến thịt lợn lành mạnh, tốt cho người tiểu đường. Trong khi đó, các phương pháp như chiên, nướng nên được hạn chế để tránh việc hấp thụ phải những độc tố sinh ra trong quá trình thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ quá cao (trên 180°C);
  • Hạn chế sử dụng đường và muối: Đường khiến nồng độ glucose máu tăng cao, trong hấp thụ nhiều muối có thể gây tích nước, cao huyết áp, bệnh tim mạch và suy giảm chức năng thận. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng hai loại gia vị này khi chế biến và tiêu thụ thịt lợn;
  • Theo dõi đường huyết trước và sau bữa ăn: Tuy thịt lợn ít có rủi ro gây tăng đường huyết sau khi ăn, song người bệnh cũng cần theo dõi sát sao chỉ số này để kịp thời phát hiện những bất thường và điều chỉnh khối lượng thực phẩm ăn kèm (cơm, rau củ quả,…) cho phù hợp.
Cách ăn thịt lợn tốt hơn cho người bệnh tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường nên ưu tiên tiêu thụ phần thịt heo nhiều nạc, chứa ít vân mỡ trắng

Gợi ý một số món ăn với thịt lợn ngon và tốt cho người bị tiểu đường

Bên cạnh câu hỏi tiểu đường có ăn được thịt lợn không ?, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ những món ăn ngon và tốt với loại thịt này để áp dụng vào thực đơn hàng ngày. Dưới đây là gợi ý một số công thức món ăn sử dụng thịt lợn ngon miệng và lành mạnh cho người tiểu đường:

1. Canh rau tần ô nấu thịt nạc

Nguyên liệu: 1 bó rau tần ô (cải cúc), 150g thịt nạc băm, 2 củ hành tím, 2g hạt nêm, 2g muối, 2g đường ăn kiêng, 5 ml dầu ô liu, hạt tiêu, 800 ml nước. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Rau tần ô cắt bỏ phần rễ và thân già, nhặt bỏ lá vàng. Cắt khúc dài khoảng 5-7cm, rửa sạch rồi để ráo;
    • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ;
    • Thịt nạc cắt miếng nhỏ.
  • Bước 2: Ướp thịt với hạt nêm, muối, hạt tiêu trong 30 phút;
  • Bước 3: Làm nóng dầu ô-liu. Cho hành tím băm vào, phi thơm. Sau đó cho thịt nạc băm đã ướp vào, xào đến khi thịt săn lại;
  • Bước 4: Thêm nước, nấu sôi rồi cho rau tần ô vào. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi hạ lửa đun tiếp, đến khi canh sôi liu riu trở lại thì tắt bếp và thưởng thức
Canh tần ô nấu nạc heo băm vừa dễ nấu, vừa bổ dưỡng

2. Canh cải thảo nấu thịt nạc

Nguyên liệu: 200g cải thảo, 2 trái cà chua, 150g thịt heo bằm, 2 nhánh hành lá, 5 - 10 ml dầu ô-liu, 5g hành tím băm, 2g muối, 2g hạt nêm, 5g đường ăn kiêng, 800 ml nước. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Cà chua rửa sạch, cắt mỏng;
    • Cải thảo, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ:
    • Thịt cắt con chì.
  • Bước 2: Phi thơm hành tím băm với dầu ô-liu, cho thịt heo bằm vào, xào khoảng 2 phút;
  • Bước 3: Đổ nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, cho cải thảo, cà chua, muối, hạt nêm, đường cho vừa ăn rồi đun tiếp khoảng 5 - 10 phút;
  • Bước 4: Tắt bếp, múc canh ra tô, rắc hành lá lên trên và thưởng thức với cơm nóng.

3. Thịt nạc vai nướng rau củ

Nguyên liệu: 2 trái ớt chuông, 2 củ hành tây, 5g mật ong, 2g muối, 400g thịt nạc vai, 5g sả băm, 10 - 15 ml dầu ô-liu, 5g sa tế, 10g tỏi băm. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Thịt rửa sạch, cắt miếng dày khoảng 1cm;
    • Hành tây bóc bỏ vỏ, bỏ rễ, cắt múi cau;
    • Ớt chuông rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Thịt đem ướp với muối, mật ong, tỏi băm, sả băm, dầu ô-liu, sa tế trong 30 phút. Sau đó, dùng que xiên thịt, ớt chuông và hành tây xen kẽ lẫn nhau;
  • Bước 3: Cho các xiên thịt vào nồi chiên không dầu, phết nước ướp thịt đều lên từng xiên. Sau đó, nướng thịt trong khoảng 12 phút ở nhiệt độ 180°C;
  • Bước 4: Khi thịt, hành tây và ớt chuông chín, bày ra đĩa và thưởng thức.
Nạc heo nướng rau củ ngon hơn khi dùng kèm với cơm hoặc salad

4. Đậu cô ve xào thịt nạc

Nguyên liệu: 100g thịt nạc dăm, 100g đậu cô ve, 1 củ cà rốt, 2g muối, 5g dầu hào, 2g đường ăn kiêng, 5g tỏi băm, hạt tiêu xay, 10 ml dầu ô-liu, 2 nhánh hành lá. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Thịt rửa sạch để ráo rồi cắt thành lát mỏng;
    • Đậu cô ve tước gân 2 bên mép rồi rửa sạch và để ráo nước;
    • Cà rốt gọt bỏ, bào sợi;
    • Hành lá rửa sạch, cắt khúc tầm 2 cm.
  • Bước 2: Ướp thịt với muối, đường, tỏi băm và tiêu xay trong 30 phút. Sau đó, đun nóng dầu ô liu rồi cho thịt vào xào đến khi thịt săn lại;
  • Bước 3: Cho đậu cô-ve vào tiếp tục đảo đều. Thêm dầu hào và nêm nếm lại cho vừa ăn rồi xào nhanh tay thêm 3 phút;
  • Bước 4: Tắt bếp, thêm hành lá rồi bày ra đĩa và thường thức.

5. Nấm xào đậu hũ thịt nạc

Nguyên liệu: 2 miếng đậu hũ chiên, 150g nấm linh chi nâu, 100g thịt nạc vai, 5g tím băm, 10 - 15 ml dầu ô-liu, 2g hạt nêm, 2g dầu hào, 2g đường ăn kiêng, 1 g muối, hạt tiêu, 5g bột bắp. Cách làm:
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Thịt nạc vai rửa sạch, cắt lát mỏng, ướp với hạt nêm và bột bắp, để khoảng 10 phút cho thấm;
    • Nấm tách riêng từng cái, cắt bỏ chân, rửa sạch;
    • Đậu hũ chiên cắt con chì.
  • Bước 2: Làm nóng dầu ô-liu rồi phi thơm hành tím. Sau đó, cho thịt nạc vào xào;
  • Bước 3: Khi thịt chín thì cho nấm cùng đậu chiên vào xào tiếp, nêm dầu hào, muối, đường cho vừa ăn. Khi nấm vừa chín tới, tắt bếp, bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.
Nấm xào đậu hũ thịt nạc giàu protein, giúp người bệnh no lâu và hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyết
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
  • Thực đơn cho người tiểu đường 7 ngày khoa học
  • Món ăn cho người tiểu đường ổn định đường huyết, ngon dễ
  • Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không, lợi và hại ra sao?

Những nguồn protein thay thế thịt lợn cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt lợn không ? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp đa dạng các món ăn và thay thế thịt lợn bằng những loại thực phẩm khác để đảm bảo đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là những người protein thay thế thịt lợn mà bạn có thể tham khảo:

1. Ức gà không da

Tương tự thịt lợn, ức gà là nguồn dồi dào protein chất lượng cao, giúp xây dựng và duy trì các tế bào trong cơ thể; đồng thời kiểm soát đường huyết sau ăn.Bên cạnh đó, ở ức gà không da, hàm lượng chất béo bão hoà thường thấp hơn đáng kể so với thịt lợn. Vì vậy, bổ sung thịt lợn vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh lý, vừa góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do dung nạp dư thừa chất béo bão hòa ở người bệnh tiểu đường.

2. Các loại cá

Ngoài việc sở hữu hàm lượng protein cao, một số loại cá biển như cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi,… còn chứa nhiềuomega-3. Đây là axit béo tốt, có khả năng hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin (nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2), đồng thời góp phần làm làm giảm tình trạng viêm nhiễm quá mức xảy ra khi đường huyết tăng cao.

3. Tôm

Tôm giàu protein nhưng ít calo và chất béo. Do đó, ăn tôm có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, crom - một loại khoáng chất chứa trong tôm còn đượcchứng minhlà có khả năng thúc đẩy tế bào hấp thụ glucose từ máu một cách hiệu quả, góp phần điều hòa đường huyết. Như vậy, tôm có thể lựa chọn phù hợp, thay thế thịt lợn trong thực đơn cho người tiểu đường.
Tôm giàu protein nhưng lại chứa ít calo và chất béo, tốt cho người bệnh tiểu đường

4. Đậu phụ và các loại đậu

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
10 - 15 Dưới 1
Đậu phụ và các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu xanh,… đều sở hữu chỉ số GI và GL ở mức thấp. Không những vậy, nhóm thực phẩm này còn rất giàu protein và chất xơ, giúp người bệnh no lâu, kiểm soát đường huyết và phòng ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh tiểu đường.

5. Sữa chua ít béo

Chỉ số đường huyết (GI) Tải lượng đường huyết (GL)
33 2.5
Sữa chua ít béo là một nguồn protein phong phú, cung cấp khoảng 5 - 10g protein mỗi 100g. So với thịt lợn, sữa chua ít béo có hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn, giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Đặc biệt, sữa chua chứa nhiều probiotics, vi khuẩn có lợi giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Mặt khác, probiotics còn đượcchứng minhcó khả năng điều hòa đường huyết bằng cách hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm nhiễm trong cơ thể.Vì vậy, bổ sung sữa chua ít béo không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng ở người bệnh tiểu đường.Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được thịt lợn không ? đến từ Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có đầy đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết địnhtiểu đường có ăn được thịt heo không.Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc người tiểu đường có ăn được thịt lợn không ? là được, bạn cũng cần xem xét kỹ lượng và hạn chế hàm lượng tiêu thụ loại thịt này để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.Trên thực tế, việc tính toán chính xác nên ăn bao nhiêu thịt lợn có thể là một thử thách đối với người bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu bạn còn nhiều khúc mắc liên quan đến chủ đề tiểu đường có ăn được thịt lợn không ? hoặc làm thế nào để tính toán hàm lượng thịt lợn tiêu thụ hàng ngày?, hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng thông qua hotline https://m.me/fit.vn.je để được tư vấn kịp thời.
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn