[tintuc] Tiểu đường có ăn được đường không khi mà nhiều người cho rằng tiêu thụ loại gia vị này tiềm ẩn nhiều nguy cơ thúc đẩy bệnh phát triển? Để làm rõ tác động của đường kính trắng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường, mời người bệnh cùng Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Tiểu đường có ăn được đường không? Một ngày được ăn bao nhiêu?Tiểu đường có ăn được đường không là thắc mắc của nhiều người

Đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Tìm hiểu đường kính trắng ảnh hưởng như thế nào đến hàm lượng đường trong huyết thanh sẽ góp phần giúp người bệnh hiểu rõ vấn đề tiểu đường có ăn được đường không .Đường hay đường kính trắng (hoặc đường sucrose) vốn là một loại carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể bao gồm fructose và glucose. Loại đường này được sản xuất từ cây mía đường hoặc củ cải đường và thường được sử dụng để tạo vị ngọt cho các món ăn, thức uống.Sau khi tiêu thụ, một lượng đường sucrose nhất định sẽ được enzyme amylase trong nước bọt phân giải thành fructose và glucose. Kế tiếp, khi di chuyển qua dạ dày để đến ruột non, lượng đường sucrose còn lại sẽ tiếp tục được phân giải thành fructose và glucose bởi enzym sucrase.Sau đó, “sản phẩm” của đường sucrose sẽ tiếp tục được cơ thể sử dụng cụ thể như sau:
  • Glucose:
    • Glucose được niêm mạc ruột non hấp thụ để đi trực tiếp vào máu, sau đó sẽ được vận chuyển đến làm “nguyên liệu” hoạt động của các tế bào. Sau khi đã đến tế bào, glucose có thể được chuyển hóa thành năng lượng hoặc glycogen (đại phân tử polysaccharide đa nhánh của glucose).
    • Để tối ưu quá trình hấp thu glucose trong máu thành năng lượng, tuyến tụy sẽ sản sinh ra hormone điều hòa đường huyết là insulin;
    • Về cơ bản, đường glucose có tác động khiến cho mức đường trong máu tăng nhanh hơn các loại đường khác;
  • Fructose:
    • Khác với glucose, đường fructose được hấp thu chủ yếu ở gan;
    • Cụ thể, gan sẽ chuyển hóa fructose thành chất béo hoặc glucose để dự trữ và phục vụ cho nhu cầu sử dụng năng lượng khi cần;
    • Vì vậy, tốc độ làm tăng đường huyết của đường fructose tương đối chậm rãi và hầu như không ảnh hưởng đến nồng độ hormone insulin trong cơ thể;
Như vậy, tiêu thụ đường quá mức có thể gây tăng đường huyết thông qua cơ chế:
  • Dung nạp quá mức glucose: Khi lượng glucose được cung cấp vượt ngưỡng nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần thì phần “dư thừa” sẽ được giữ lại trong máu;
  • Rối loạn hoạt động sản xuất hormone insulin: Khi nhận được một lượng lớn glucose, cơ thể sẽ liên tục “phát tín hiệu” đến tuyến tụy để sản xuất đủ lượng hormone insulin tương ứng. Chính vì vậy, hoạt động của tuyến tụy có thể bị quá tải và dẫn đến tình trạng giảm hoặc ngừng sản xuất hormone điều hòa đường huyết insulin. Lúc này, quá trình chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng sẽ bị gián đoạn, khiến cho mức đường huyết tăng cao.
Đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?Dung nạp đường kính trắng quá mức là tác nhân khiến mức đường huyết tăng vọt

Chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết của đường

Để làm rõ vấn đề tiểu đường có ăn được đường không , người bệnh cần biết chỉ số đường huyết lẫn tải lượng đường huyết của loại gia vị này.Thông qua chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết, người bệnh có thể đánh giá được nguy cơ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của thực phẩm sau khi được tiêu thụ, cụ thể:
  • Chỉ số đường huyết (GI): Dựa vào chỉ số GI của đường kính trắng, người bệnh sẽ đánh giá được tốc độ làm tăng đường huyết sau khi cơ thể tiêu thụ loại gia vị này. Đường kính trắng có chỉ số GI dao động từ 63 đến 70 (thuộc mức trung bình cao). Như vậy, tiêu thụ đường kính trắng có thể gây ra tác động khiến cho mức đường huyết tăng đột ngột;
  • Tải lượng đường huyết (GL): Dựa vào chỉ số GL của đường kính trắng, người bệnh có thể đánh giá được mức độ làm tăng đường huyết sau 2 giờ tiêu thụ loại gia vị này. Trung bình 100 g đường kính trắng có chỉ số GL là 75 (thuộc mức rất cao). Như vậy, tiêu thụ đường kính trắng chắc chắn gây khiến đường huyết tăng cao.
Vậy, với chỉ số GI mức trung bình cao và GL ở mức rất cao, người bệnh tiểu đường có ăn được đường không ?

Tiểu đường có ăn được đường không?

Người bệnh tiểu đường KHÔNG NÊN ĂN đường kính trắng; cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ và tốt nhất nên hạn chế sử dụng loại gia vị này. Bởi vì, đường kính trắng có tải lượng đường huyết ở mức rất cao, tiêu thụ nhiều có thể làm mức đường huyết của người bệnh tiểu đường tăng cao.Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề “ tiểu đường có ăn được đường không ?”, người bệnh nên quan tâm đến tổng lượng carbohydrate dụng nạp trong ngày, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Xem thêm:
  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
  • Tiểu đường có ăn được đường phèn không? Có tốt hơn đường cát?

Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu đường?

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh tiểu đường cần giới hạn lượng tiêu thụ đường kính trắng trong ngày dưới 25 g. Có như vậy, mức đường huyết ở người bệnh tiểu đường sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tiêu thụ đường kính trắng; từ đó, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.Như vậy, mặc dù câu trả lời cho vấn đề “ tiểu đường có ăn được đường không ?” là “có thể”; tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, người bệnh cần cắt giảm tối đa khối lượng tiêu thụ loại gia vị này. Lưu ý:
  • Nếu trong khẩu phần ăn có nhiều thực phẩm cung cấp carbohydrate thì lượng đường kính trắng cần được cắt giảm nhiều hơn để tránh nguy cơ gây tăng mức đường huyết.
  • Tốt hơn cả, người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khối lượng tiêu thụ đường kính trắng an toàn và phù hợp với thể trạng của bản thân.
Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu đường?Người bệnh tiểu đường chỉ nên dung nạp dưới 25 g đường kính trắng trong ngày

Người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều đường nguy hiểm như thế nào?

Người bệnh tiểu đường tiêu thụ đường kinh trắng quá mức có thể gây hại cho sức khỏe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ điển hình như:

1. Sức khỏe tim mạch

Lượng đường trong máu tăng cao do dung nạp đường kính trắng quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe tim mạch thông qua các cơ thể như:
  • Gây stress oxy hóa và phản ứng viêm nhiễm: Dung nạp đường quá mức có thể thúc đẩy hiện tượng stress oxy hóa và tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở thành mạch máu và bên trong tế bào. Khi đó, chức năng của tế bào β tuyến tụy có thể bị rối loạn; đồng thời, nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch sẽ tăng cao.
  • Gây tăng lipid máu: Trong cơ thể, insulin có nhiệm vụ giúp dự trữ đường dưới dạng glycogen ở cơ và gan với hàm lượng có hạn. Khi nhận một lượng đường lớn, hormone insulin sẽ kích thích cơ thể chuyển hóa lượng đường dư thừa trở thành chất béo để dự trữ, điều này sẽ khiến cho nồng độ lipid máu tăng cao. Lúc này, nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và các vấn đề về tim mạch sẽ gia tăng đáng kể;
  • Gây tăng cân: Đường kính trắng là thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. Thế nên, tiêu thụ đường quá mức có thể gây tăng cân dẫn đến thừa cân / béo phì. Trong khi đó, thừa cân / béo phì chính là tác nhân hàng đầu gây thúc đẩy biến chứng tim mạch khởi phát ở người bệnh tiểu đường.
Tất cả những điều này chính là tác nhân gây khởi phát các biến chứng tiểu đường về tim mạch.

2. Chức năng thận

Về cơ bản, đường sẽ được đào thải qua nước tiểu khi hàm lượng đường trong máu cao hơn180 mg/dL. Nồng độ đường trong huyết thanh càng cao càng gây áp lực thải lọc lên thận.Do đó, nếu không kịp thời kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể gây tổn thương hệ thống mạch máu ở thận, lâu dần làm suy yếu chức năng thận.Vì vậy, để hạn chế các biến chứng tiểu đường liên quan đến thận, người bệnh cần hạn chế tối đa khối lượng tiêu thụ đường trong khẩu phần ăn của mình.

3. Sức khỏe thị lực

Dung nạp đường kính trắng quá mức sẽ làm tăng nồng độ glucose trong máu, dẫn đến tổn thương hệ thống mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể, bao gồm cơ quan mắt.Trên thực tế, hàm lượng đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực, làm khởi phát các biến chứng tiểu đường về mắt như:
  • Bệnh võng mạc: Khi nồng độ glucose trong huyết thanh tăng cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ bên trong võng mạc, dẫn đến tình trạng chảy máu và để lại vết sẹo bên trong mắt của người bệnh tiểu đường;
  • Tăng nhãn áp: Mức đường huyết cao có thể khiến các mạch máu trong mắt bị thu hẹp dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng gây bệnh tăng nhãn áp;
  • Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể của mắt có thể bị sưng tấy do lượng đường trong máu cao. dẫn đến tăng nguy cơ khởi phát bệnh đục thủy tinh thể;
  • Thoái hóa điểm vàng (AMD): Bệnh lý này xảy ra khi phần tâm điểm của võng mạc bị thoái hóa. Theonghiên cứu, dung nạp nhiều đường hoặc carbohydrate có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh thoái hóa điểm vàng.

4. Tổn thương thần kinh

Tiêu thụ nhiều đường kính trắng có thể khiến cho não hoạt động quá mức, suy giảm nhận thức và gây tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý tâm thần, bởi vì:
  • Glucose là nguồn “nguyên liệu” giúp tế bào thần kinh đủ năng lượng hoạt động. Vì vậy, dung nạp nhiều đường sẽ gây ra tình trạng dư thừa glucose trong máu khiến não bộ hoạt động quá mức;
  • Nghiên cứuđã chỉ ra rằng, tiêu thụ đường quá mức có thể dẫn đến tình trạng suy giảm nhận thức ở người trưởng thành;
  • Tiêu thụ đường quá mức còn khiến cho hệ thần kinh gặp phải tình trạng “bị nghiện”. Vì dung nạp nhiều đường sẽ kích thích tế bào thần kinh trong hệ viền sản sinh nên cảm xúc cao độ (tương tự như khoái cảm), lâu dần dẫn đến tình trạng gây nghiện;
  • Ngoài ra, mức đường huyết cao còn tiềm ẩn nguy cơ làm suy giảm tế bào vùng đồi thị; từ đó, ảnh hưởng đến quá trình hình thành hệ thần kinh.

5. Viêm và tốc độ lành thương

Mức đường trong máu cao có thể là tác nhân gây khởi phát các phản ứng viêm; đồng thời, khiến vết thương trên cơ thể lâu lành, bởi vì:
  • Mức đường huyết cao tỉ lệ nghịch sức khỏe hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm như vi khuẩn, virus…. Khi đó, các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể người bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng cường độ;
  • Hàm lượng đường trong huyết thanh cao dẫn đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều này sẽ khiến cho tuần hoàn máu mang dưỡng chất và oxy đến vị trí vết thương bị suy giảm, gây gián đoạn quá trình hồi phục vết thương.
Người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều đường nguy hiểm như thế nào?Tiêu thụ quá nhiều đường kính trắng có thể gây viêm và khiến vết thương lâu lành

Làm thế nào để đối phó với cơn thèm đường?

Bên cạnh thắc mắc tiểu đường có ăn được đường không thì cách làm giảm cơn thèm ngọt cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế hiệu quả cơn thèm đường:

1. Uống nhiều nước

Khi bị mất nước, cơ thể có thể gửi tín hiệu “thèm đồ ăn ngọt” đến não bộ. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc tiêu thụ thực phẩm chứa đường là cách cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng.Bên cạnh đó, thể tích máu có xu hướng suy giảm khi cơ thể bị mất nước, dẫn đến gây tăng nhẹ nồng độ glucose trong máu. Điều này có thể khiến cơ thể sản sinh cảm giác thèm ngọt để góp phần ổn định mức đường huyết.Vì vậy, khi cảm thấy thèm ngọt, người bệnh tiểu đường nên thử uống nhiều nước để có thể góp phần làm giảm tình trạng này.

2. Ngủ đủ giấc

Suy giảm chất lượng giấc ngủ là một trong những tác nhân gây mất cân bằng nội tiết tố. Trong khi đó, mọi vấn đề liên quan đến việc thay đổi nội tiết tố đều có thể gây kích thích cơn thèm ăn, đặc biệt là thức ăn ngọt.Cụ thể hơn, khi chất lượng giấc ngủ suy giảm có tác động khiến cho hormone gây đói ghrelin có xu hướng tăng cao và hormone ức chế cảm giác thèm ăn leptin suy giảm. Khi đó, nhanh chóng “thỏa mãn” cơn đói, cơ thể có xu hướng thèm ăn đồ ngọt chứa nhiều đường.Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần chú trọng nâng cao chất lượng giấc ngủ để hạn chế cảm giác thèm ăn đồ ăn ngọt.

3. Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên tập thể dục sẽ kích thích cơ thể giải phóng hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể Endorphin, tạo trạng thái dễ chịu cho cơ thể. Nhờ vậy, tâm trạng sẽ được cải thiện đáng kể, làm giảm các phản ứng quá mức trong cơ thể, bao gồm cảm giác thèm ngọt.Do đó, để hạn chế cơn thèm đồ ăn chứa đường và nâng cao sức khỏe tổng thể, người bệnh tiểu đường nên dành thời gian rèn luyện thể chất bằng cách chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga, tập gym… ít nhất 30 phút mỗi lần với tần suất từ 3 lần mỗi tuần.

4. Luôn ăn chậm, nhai kỹ

Thói quen ăn chậm, nhai kỹ là biện pháp giúp tối ưu hiệu quả hấp thu dinh dưỡng, giúp no lâu hơn; qua đó, hạn chế cảm giác thèm ăn bao gồm đồ ngọt chứa nhiều đường.Bên cạnh đó, việc ăn chậm, nhai kỹ còn góp phần giúp kiểm soát tốc độ gây tăng đường huyết sau ăn có lợi cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn chậm, nhai kỹ để kiểm soát mức đường huyết và cảm giác thèm ăn đồ ngọt tối ưu.
Làm thế nào để đối phó với cơn thèm đường?Ăn chậm, nhai kỹ có thể góp phần giúp người bệnh tiểu đường giảm thèm ngọt

5. Đánh lạc hướng bản thân

Dung nạp nhiều đường từ món ăn ngọt có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, để tránh “tín hiệu” thèm ngọt của cơ thể, người bệnh tiểu đường có thể đánh lạc hướng bản thân bằng cách đi ngủ, đọc sách, đọc sách, xem phim…. Điều này sẽ giúp người bệnh tiểu đường có thể tạm thời quên đi cảm giác thèm ăn đồ ăn ngọt chứa đường.

6. Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ lành mạnh

Để có thể “giải quyết” cơn thèm ngọt, người bệnh tiểu đường có thể ăn một bữa nhẹ. Tất nhiên, bữa nhẹ này cần đảm bảo không làm tăng mức đường huyết. Một số thực phẩm an toàn với sức khỏe của người bệnh tiểu đường có thể được dùng như bữa ăn nhẹ giúp làm giảm cơn thèm đồ ngọt điển hình như các loại hạt, chocolate đen, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt….

7. Nhờ sự hỗ trợ của người thân

Người bệnh tiểu đường nên đối diện trực tiếp với cơn thèm ngọt của bản thân và thẳng thắn nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Khi đó, người bệnh tiểu đường sẽ có thêm động lực và điều kiện thuận lợi để “chiến thắng” cơn thèm đồ ngọt.

Một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn đường

Để việc tiêu thụ đường kính trắng hạn chế bớt tác động tiêu cực đến bệnh tiểu đường, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:
  • Kiểm soát chặt chẽ khối lượng đường được tiêu thụ:
    • Trong khẩu phần ăn, người bệnh cần giảm khối lượng tiêu thụ đường dưới 25 g / ngày để hạn chế nguy cơ khiến cho mức đường huyết tăng cao đột ngột;
    • Với trường hợp bắt buộc phải bổ sung đường vào bữa ăn, người bệnh cần cắt giảm khối lượng tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate khác để tránh dung nạp quá mức đường vào cơ thể;
  • Nên nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài: Việc tự chuẩn bị bữa ăn có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được năng lượng, carbohydrate và đường từ thực phẩm nạp vào cơ thể; nhờ vậy, ngăn chặn bệnh tiểu đường tiến triển hiệu quả;
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein và chất xơ:
    • Bổ sung protein và chất xơ có thể giúp no lâu hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn; đồng thời, hạn chế sự chuyển hóa carbohydrate thành đường glucose đi vào máu hiệu quả;
    • Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và protein vào khẩu phần ăn để góp phần làm tăng hiệu quả kiểm soát mức đường huyết, bao gồm rau xanh, các loại đậu, các loại cá béo, ngũ cốc nguyên hạt…;
  • Không dùng thêm các loại đường khác: Để không dung nạp đường quá mức gây hại cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không sử dụng thêm bất kỳ loại đường nào khác khi đã dùng đường kính trắng trong bữa ăn.
  • Vận động vừa sức sau bữa ăn: Người bệnh tiểu đường nên đi bộ hoặc vận động tại chỗ nhẹ nhàng sau khi ăn. Điều này sẽ kích thích cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn; qua đó, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ gây tăng mức đường huyết sau bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn đường kính trắng nhưng cần kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiêu thụ

Những loại thực phẩm thay đường cho người bị tiểu đường

Tiểu đường có ăn được đường không ? Câu trả lời là được ăn với khối lượng vừa phải. Tuy nhiên, đường kính trắng vốn là thực phẩm có tác động làm tăng đường huyết; vì vậy, nếu có thể người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng các loại đường an toàn với mức đường huyết sau đây:

1. Đường cỏ ngọt (Stevia)

Đường cỏ ngọt (Stevia) là loại đường thường được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng trong chế độ ăn kiêng của nhiều người. Đường Stevia được đánh giá có độ ngọt cao hơn đường kính trắng gấp nhiều lần.Loại đường này có nguyên liệu chính là cây cỏ ngọt, gần như không chứa calo và không ảnh hưởng đến mức đường huyết sau khi tiêu thụ.Nghiên cứucho thấy, việc tiêu thụ đường Stevia có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.Do đó, khi buộc phải dùng đường trong bữa ăn, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc dùng đường Stevia với lượng vừa phải.

2. “Đường” La Hán Quả

Mặc dù được biết đến với tên gọi là “đường” La Hán Quả; thế nhưng, loại đường này hoàn toàn không chứa đường (cả glucose hay fructose). Trên thực tế, vị ngọt của “đường” La Hán Quả đến từ hàm lượng chất mogrosides cao (chất chống oxy hóa nhóm glycosides), chất này có độ ngọt cao hơn đường kính trắng gấp 150 đến 200 lần.Nhờ không chứa đường, sản phẩm tạo ngọt này chứa rất ít calo (dưới 4 kcal / 100 g) và carbohydrate (1 g/ 100 g) nên an toàn cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

3. Đường dừa

Đường dừa hay đường mật hoa dừa là sản phẩm của quá trình đun nóng và kết tinh của mật hoa dừa (nhựa từ hoa dừa). Loại đường này có vị ngọt thanh dịu, màu nâu nhạt và thường được dùng thay thế cho đường kính trắng.Đường dừa làm tăng mức đường huyết sau tiêu thụ chậm hơn đường kính trắng vì chỉ số đường huyết (GI) của loại đường này chỉ ở khoảng 35 - 54; trong khi đó, chỉ số đường huyết (GI) của đường kính trắng là từ 65 - 70.Tuy vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ đường dừa với khối lượng vừa phải vì loại đường này vẫn cung cấp carbohydrate và calo với lượng đáng kể.

4. Đường chà là

Đường chà là được làm từ quả chà là khô có vị ngọt thanh dịu được nhiều người ưa thích. Loại đường này có chỉ số đường huyết ở mức thấp (GI ở khoảng từ 40 đến 50); trong khi đó, đường kính trắng có chỉ số đường huyết ở mức trung bình cao (GI từ 63 đến 70).Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể dùng đường chà là với lượng vừa phải để thay thế cho đường kính trắng.

5. Đường alcohol

Đường alcohol hay đường rượu là một loại carbohydrate (Polyols) có nguồn gốc từ thực vật. Mặc dù, đường rượu có một phần cấu trúc hóa học tương tự như đường và rượu; thế nhưng, loại đường này lại không chứa hai chất này. Một số loại đường rượu phổ biến bao gồm maltitol, sorbitol, isomalt, xylitol….Trên thực tế, cơ thể cần nhiều thời gian để có thể phân hủy đường alcohol ở ruột. Vì vậy, so với đường kính trắng, tiêu thụ loại đường này có thể làm giảm tốc độ gây tăng mức đường huyết sau ăn.

6. “Đường” tagatose

“Đường” tagatose vốn là một chất tạo ngọt (thuộc nhóm Monosaccharides) có kết cấu và độ ngọt tương tự như đường kính trắng nhưng chứa rất ít calo. Vì vậy, chất tạo ngọt này thường được người bệnh tiểu đường dùng thay thế cho đường kính trắng để hạn chế nguy cơ tăng mức đường huyết sau ăn.
Người bệnh tiểu đường có thể dùng “đường” tagatose thay cho đường kính trắng
Hy vọng rằng, với 6 loại đường trên đây, người mắc bệnh tiểu đường đã có thể chọn được cho mình sản phẩm tạo vị ngọt ít ảnh hưởng đến mức đường huyết hơn đường kính trắng.Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào làm rõ vấn đề tiểu đường có ăn được đường không . Trong mọi trường hợp, người bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được chính xác khối lượng tiêu thụ đường an toàn phù hợp với bản thân. Để biết thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, người bệnh có thể liên hệ đến số hotline https://m.me/fit.vn.je để được bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng Thực Phẩm Chức Năng hỗ trợ kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Đánh giá bài viết
[/tintuc]

Cám ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi

Đăng ký nhận tin

Lưu ý: các sản phẩm trên đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

© Bản quyền thuộc về Vay.Vn.Je Thiết kế bởi Web.Vn.Je 2021
Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn